Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Hãy chuẩn bị từ khi có ý định mang thai

Để quá trình mang thai được diễn ra tốt đẹp, con yêu khỏe mạnh, mẹ cần lên kế hoạch xây dựng một chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bản thân ngay từ khi có ý định mang thai, trong đó không thể thiếu những dưỡng chất vô cùng quan trọng sau đây.

Acid folic ( Vitamin B9)

Acid folic còn được gọi là vitamin B9 là một dưỡng chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, việc mẹ được cung cấp đủ acid folic từ 3 tháng trước khi mang thai đến khi bắt đầu giai đoạn 2 của thai kỳ giúp làm giảm đáng kể tình trạng thai nhi mắc một số dị tật ống thần kinh – một loại dị tật rất phổ biến trong thai kỳ, hoặc nặng nề hơn như dị tật nứt cột sống gây liệt chi, đại tiểu tiện không kiểm soát hay dị dạng thai vô sọ.

Vì vậy, ngoài bổ sung acid folic từ thực phẩm, ngay từ khi có ý định mang thai chị em nên bổ sung thêm viên uống acid folic để cung cấp vitamin và dự phòng các dị tật phổ biến và vô cùng nghiêm trọng này. Tùy theo chế độ ăn và nhu cầu mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định liều uống cụ thể hàng ngày. Tuy nhiên, liều dùng phổ biến hiện nay được Bộ Y Tế khuyên dùng là 800 mcg/ngày.

Một số thực phẩm rất giàu acid folic như giá đỗ, các loại rau có màu xanh thẫm: rau cải, rau bina, sữa, chuối…

Sắt

Sắt có vai trò quan trọng giúp cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ, tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên bổ sung trung bình 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày để dự phòng tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Để việc bổ sung sắt có hiệu quả mẹ cần phân biệt sắt nguyên tố và sắt hợp chất trong các sản phẩm bổ sung sắt phổ biến trên thị trường, ví dụ để có thể cung cấp đủ 30 mg sắt nguyên tố mỗi ngày, mẹ bầu cần bổ sung đến 90 mg sắt fumarat hoặc 250 mg sắt gluconate. Do khi sắt được đưa vào cơ thể nếu dư thừa sẽ không được đào thải mà được tích trữ lại do đó bổ sung sắt thường xuyên và liều lượng cụ thể cần phải có sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế.

Sắt có nhiều trong một số loại thực phẩm như rau ngót, thịt nạc, rau muống…

Canxi

Canxi là một khoáng chất cần thiết cho mọi hoạt động sống, ngoài việc tạo xương và răng, canxi còn tham gia vào quá trình tuần hoàn, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, quá trình vận động.

Khi mang thai, bạn là nguồn cung cấp canxi duy nhất cho bé, nguồn canxi này sẽ được lấy từ xương và răng của mẹ. Từ tháng thứ 6 trở đi, bé sẽ lấy trung bình 250 mg canxi để phục vụ cho việc tạo xương mỗi ngày. Vì vậy, chú trọng bổ sung canxi là rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ cả trước và trong khi mang thai. Tuy nhiên, chế độ ăn của mẹ thường không cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể trong giai đoạn quan trọng này. Do đó, ngoài chế độ ăn giàu canxi, mẹ bầu cũng nên lưu ý bổ sung thêm canxi từ viên uống.

Trung bình trước khi mang thai, cần 800 mg canxi để đảm bảo đủ lượng canxi cho cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai, con số này là 1000 – 1200 mg và không quá 2500 mg canxi mỗi ngày.

Để canxi được hấp thụ tốt nhất, canxi cần được bổ sung với liều lượng và thời điểm phù hợp, tránh dùng chung với một số loại thuốc khác có thể làm giảm hấp thu. Khi quyết định bổ sung viên uống canxi bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và ưu tiên lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi từ tảo biển đỏ với ưu điểm là khả năng hấp thu cao và không gây táo bón, lắng cặn.



Các loại vitamin và yếu tố vi lượng

Nghiên cứu gần đây cho thấy việc bổ sung vitamin tổng hợp trước và trong thai kỳ góp phần làm giảm 60% các bất thường dạng tự kỷ. Do chế độ ăn của mẹ rất khó cân đối và đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và vi lượng nên dùng viên uống vitamin tổng hợp với liều lượng phù hợp vô cùng quan trọng.

Một số bài viết liên quan:

Thời điểm nào bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu là tốt nhất

Sai lầm trong việc bổ sung vitamin tổng hợp, 80% bà bầu mắc phải

Lựa chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu sao cho đúng

Acid béo Omega 3

Acid béo Omega 3 có ý nghĩa rất lớn giúp phát triển hệ thần kinh trung ương của bé từ những ngày đầu tiên của thai kỳ, omega 3 giúp phát triển võng mạc mắt, giảm tỷ lệ sinh non, thai nhẹ cân. Việc uống Omega 3 ngay từ trước khi mang thai đem lại nguồn dự trữ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên, giai đoạn phát triển hệ thần kinh trung ương.

Omega 3 có trong các loại thực phẩm như cá, lòng đỏ trứng gà, sữa, các loại hạt… Liều lượng Omega 3 tối thiểu cho phụ nữ mang thai khoảng 500 mg/ngày

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét