Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Mới có thai nên ăn gì để thai nhi có nền tảng phát triển tốt nhất?

Giai đoạn mới mang thai là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm bởi nếu mẹ ăn uống sai cách hoặc ăn không có chọn lọc thì trước hết sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sau đó là tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Vậy mới có thai nên ăn gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Desup nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong những tháng đầu tiên

Thai nhi trong những tháng đầu tiên kể từ ngày được thụ thai vẫn còn đang duy trì trạng thái phôi thai và sẽ bắt đầu phân chia cũng như hình thành các cơ quan, bộ phận quan trọng như tim thai, não bộ, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, các khớp xương… vào những tuần tiếp theo.

Nhau thai và túi ối là 2 bộ phận quan trọng nhất cũng được hình thành trong giai đoạn đầu thai kỳ, bánh nhau giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết như oxy và máu từ mẹ sang thai nhi, túi ối thì nằm trong tử cung và bao bọc bảo vệ thai nhi.

Khi thai nhi 10 tuần tuổi trở đi thì bé cưng của mẹ không còn được gọi là phôi nữa mà bắt đầu chuyển sang giai đoạn thai nhi. Lúc này, thai nhi sẽ có những bước phát triển vượt trội, tăng nhanh về kích thước, cân nặng và các cơ quan quan trọng.


Mẹ cần phải có chế độ ăn uống đúng cách và an toàn vì giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ cực kỳ nhạy cảm

Những dưỡng chất cần bổ sung khi mới mang thai

Việc ăn uống khoa học trong suốt quá trình mang thai sẽ giúp ngăn ngừa những nguy cơ gây hại cho sự phát triển của thai nhi như dị tật thai nhi, suy dinh dưỡng, suy thai, dẫn đến thai lưu, sinh non, thậm chí là sảy thai. Vì vậy rất nhiều bà mẹ băn khoăn không biết "Mới có thai nên ăn gì?" để vừa tốt mẹ vừa lợi con?

Để đảm bảo cơ thể mẹ đủ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất thì mẹ cần lưu ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết sau:

Axit folic và vitamin B11

Axit folic hay còn được gọi là vitamin B9 là chất rất quan trọng và bắt buộc phải có trong suốt thai kỳ. Đây là yếu tố cần thiết để hỗ trợ cho quá trình phát triển và phân chia tế bào của bé yêu. Đồng thời, axit folic còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật bẩm sinh như dị tật ống thần kinh, não úng thủy…

Còn vitamin B11 sẽ giúp ngăn ngừa các dị tật về bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch, dị hình hống huyết quản…

Mẹ cần phải bổ sung axit folic và vitamin B11 sớm, trong 7 tuần đầu của thai kỳ, mỗi ngày bổ sung khoảng 400 – 600mcg axit folic và khoảng 0,4mcg/ngày vitamin B11 trong 3 tháng đầu thai kỳ.


Mẹ cần phải bổ sung đầy đủ axit folic để ngăn ngừa dị tật thai nhi trong suốt thai kỳ

Sắt

Hầu như ai cũng biết sắt là dưỡng chất quan trọng cho quá trình tạo máu cho mẹ và thai nhi. Nếu thiếu sắt tức là sẽ thiếu máu, điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ, mẹ dễ bị chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, mệt mỏi và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi như động thai, dọa sảy thai, sinh non, thai lưu, sảy thai.

Chính vì vậy mà nhu cầu bổ sung sắt khi mang thai cao gấp 3 lần so với bình thường. Mỗi ngày, mẹ cần nạp khoảng 27 mg sắt thông qua các loại thực phẩm hoặc viên sắt tổng hợp để duy trì một thai kỳ hoàn hảo.

Canxi

Nhu cầu canxi khi mang thai tăng rất nhiều so với người bình thường, vì cả mẹ và thai nhi đều rất cần canxi để giúp 2 mẹ con khỏe mạnh. Theo các chuyên gia thì khi mới mang thai 3 tháng đầu, mẹ cần bổ sung khoảng 800mcg canxi, 3 tháng giữa khoảng 1.000 mcg và 3 tháng cuối khoảng 1.200 mcg.

Protein

Mỗi ngày, mẹ cần phải bổ sung khoảng 70g protein để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt protein. Mẹ có thể bổ sung protein thông qua các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu…

Ngoài ra, một số các dưỡng chất mẹ cần bổ sung cũng quan trọng không kém như chất béo, nhóm vitamin A, C, D, K, chất xơ…để ngăn ngừa các biến chứng như táo bón thai kỳ, huyết áp cao khi mang thai, phù nề tay chân…

Mới có thai nên ăn gì thì tốt nhất?

Chỉ khi mẹ có một chế độ ăn uống khoa học, đúng cách và ăn có chọn lọc, vừa phải thì thai nhi mới có nền tảng phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, mẹ nên thay đổi thói quen ăn uống tùy hứng thay bằng các loại thực phẩm dưới đây để tốt cho quá trình mang thai:

Danh sách những món mẹ cần bổ sung trong 3 tháng đầu mang thai
Cá hồi
Trứng gà
Các loại thịt đỏ
Súp lơ
Đậu phụ
Sữa chua
Các loại rau có lá màu xanh đậm
Đậu đen
Các loại trái cây nhiều vitamin C như cam, bưởi, quýt, chanh…
Nho
Chuối

Măng tây

Bà bầu không nên ăn gì?

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm và thai nhi chưa phát triển ổn định nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Vì vậy, để giúp con phát triển khỏe mạnh bà bầu không nên ăn gì?

Tránh càng xa càng tốt các loại thực phẩm còn sống, tái, thức ăn nhanh, đồ hộp...
Tuyệt đối tránh xa rượu, bia, cafe, thuốc lá…nói chung là tất cả các loại đồ ăn thức uống có chứa cồn, caffein, có gas.
Hạn chế bớt thói quen ăn ngọt để tránh tiểu đường thai kỳ.
Hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị như tiêu, tỏi, hành, ớt…vào thức ăn.
Không ăn những loại thức ăn tái, sống như gỏi, sushi, shasimi, thực phẩm chưa qua tiệt trùng…
Bà bầu không nên ăn cá gì cũng là một điều mẹ cần lưu ý, những loại cá như cá thu, cá kiếm, cá ngừ…
Không ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp…
Những loại rau bà bầu không nên ăn như mướp đắng, rau ngót, rau chùm ngây, rau răm
Có thể nói vấn đề mới có thai nên ăn gì hay không nên ăn gì luôn khiến các mẹ phải cân não và suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi ăn. Lời khuyên hữu ích cho mẹ lúc này đó là hãy ăn uống thật khoa học, hãy tập thói quen tìm hiểu xem thực phẩm mà mình ăn có tốt cho con hay không và ăn bao nhiêu là đủ, có như vậy mới giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và cũng tránh được tình trạng bà bầu béo phì trong thai kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét