Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì?

Khi mới có bầu, nhiều chị em băn khoăn không biết mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì để phòng tránh dị tật cũng như giúp thai nhi phát triển tốt nhất.

Lựa chọn thuốc bổ để bổ sung trong thai kỳ, đặc biệt là thời gian mang thai 3 tháng đầu là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Thực tế cho thấy việc mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì phải dựa vào tình trạng sức khỏe của thai phụ cũng như mức độ phát triển của thai nhi và cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn, sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Thời kỳ đầu thai nghén có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của bé yêu về sau vì các cơ quan trong cơ thể cũng như hệ thần kinh của thai nhi sẽ phát triển trong giai đoạn này. Để loại trừ nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi ngay từ giai đoạn sớm, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ axit folic, cũng như một số vitamin B, C, canxi, sắt…để đảm bảo đủ dưỡng chất cho bé yêu phát triển toàn diện. Nếu tình trạng sức khỏe của người mẹ ổn định, đây sẽ là những loại thuốc bổ chính cần thiết. Ngoài ra, nếu mẹ phải điều trị bệnh mãn tính bác sĩ chuyên khoa sẽ kê thêm đơn thuốc phù hợp để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.

Dưới đây là cụ thể một số loại thuốc bổ phù hợp cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu:

Viên uống bổ sung axit folic đề phòng khuyết tật ống thần kinh

Không chỉ là 3 tháng đầu mang thai, thậm chí trước khi có bầu 3-4 tháng, chị em đã cần phải bổ sung axit folic. Axit folic còn gọi là vitamin B9 hay folate là một dưỡng chất vô cùng quan trọng với sự phát triển và phân chia tế bào, đồng thời đóng vai trò trong sự hình thành tế bào máu. Vì vậy, nếu phụ nữ mang thai thiếu axit folic sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, không thể đảm bảo nuôi dưỡng thai nhi phát triển tốt được. Bên cạnh đó, thai kỳ có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc sảy thai.





Các loại thuốc bổ trong thai kỳ chủ yếu là vitamin và 1 số dưỡng chất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong suố thai kỳ.

Axit folic cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành của thai nhi. Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu người mẹ không bổ sung đủ axit folic có thể khiến con bị dị tật ống thần kinh dẫn tới dị tật hở sọ, nứt đốt sống, não úng thủy… Những dấu hiệu ống thần kinh không đóng kín xảy ra ngay từ ngày thứ 28 sau khi quá trình thụ thai thành công. Đây chính là lý do vì sao các chuyên khoa sản khoa khuyến cáo phụ nữ chuẩn bị mang thai nên uống viên bổ sung axit folic sớm để phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.

Nhu cầu axit folic ở bà bầu cần khoảng 400mcg mỗi ngày để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào, sự tổng hợp nhân tế bào AND, ARN, các tế bào hồng cầu, sự hình thành nhau thai… Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic thông qua một số loại thực phẩm có mặt trong bữa ăn hàng ngày như thịt bò, gà, rau súp lơ, rau cải xanh, gan động vật…và sử dụng thêm viên uống axit folic.

Vitamin B12 giảm nguy cơ dị tật thần kinh

Ngoài viên uống bổ sung axit folic, mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm vitamin B12. Vitamin B12 cũng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thai phụ có nồng độ vitamin B12 dưới 250mg/l thì nguy cơ bị dị tật ống thần kinh sẽ tăng gấp 2,3 lần so với thai phụ được bổ sung đủ vitamin B12. Ngoài ra, con của những bà mẹ này cũng “ngoan” hơn, ít quấy khóc hơn sau khi sinh.

Mẹ bầu cần bổ sung liều 2,6mcg vitamin B12 mỗi ngày để giúp bé phát triển toàn diện.

Vitamin B6 hạn chế tình trạng ốm nghén



Chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng cũng giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ các dưỡng chất từ viên uống bổ sung.

Vitamin B6 vừa tham gia vào quá trình hình thành các tế bào máu đồng thời có ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

Bên cạnh đó rất nhiều bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị ốm nghén đã được bác sĩ sản khoa kê bổ sung vitamin B6 liều thấp, bạn có biết vì sao không?

Bởi vitamin B6 có tác dụng hạn chế cảm giác buồn nôn và nôn – một tình trạng rất thường gặp ở mẹ bầu khi mới mang thai. Tuy nhiên việc kê đơn thuốc này chỉ nên áp dụng khi hiện tượng ốm nghén của mẹ bầu quá nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Thai phụ không nên tự ý mua vitamin B6 để uống vì sử dụng quá liều có thể gây tê liệt thần kinh. Thai phụ chỉ cần bổ sung 1,9mg vitamin B6 mỗi ngày thông qua chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi hoặc uống viên vitamin B6 để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và bé.

Viên sắt đề phòng thiếu máu thai kỳ

Với câu hỏi mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì thì viên bổ sung sắt là loại thuốc bổ rất cần thiết. Việc bổ sung sắt cần được thực hiện từ khi mang thai tới khi sau sinh 1-2 tháng với liều từ 27 đến 45 mg sắt nguyên tố

Trong thai kỳ, lưu lượng máu gia tăng trên 50%. Việc bổ sung sắt trong giai đoạn này rất cần thiết để sản sinh ra Hemoglobin - một thành phần quan trọng trong máu giúp mang ôxy đến khắp cơ thể của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, việc bổ sung sắt đầy đủ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trước nguy cơ nhiễm khuẩn, vì sắt là một thành phần của enzym trong hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể chúng ta cũng hấp thu sắt đầy đủ thông qua chế độ ăn, vì vậy mẹ bầu cần uống thêm viên sắt.

Khi bổ sung thêm sắt, mẹ bầu cần chú ý:

- Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.

- Sử dụng tăng cường thực phẩm chứa vitamin C để quá trình hấp thụ sắt tốt hơn.

- Chỉ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng kèm với trà hay cà phê sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.



Mẹ bầu chỉ nên sử dụng nước lọc thay vì dùng trà, cà phê hay nước trái cây để uống thuốc.

Bổ sung canxi – đề phòng xốp xương

Cung cấp đủ canxi trong thời kỳ mang thai là việc làm cần thiết. Canxi không chỉ giúp hình thành và phát triển hệ xương, răng cho thai nhi mà còn tránh làm suy yếu hệ xương của người mẹ. Mẹ bầu cần bổ sung 1.000-1.200mg canxi mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển hệ xương của bé mà không gây thiếu hụt cho mẹ.

Thai nhi thiếu canxi dễ còi xương, sinh non, sinh ra nhẹ cân, chậm phát triển trí tuệ bởi canxi có ảnh hưởng đến quá trình co cơ, đông máu và giúp hệ thần kinh truyền tải thông tin.

Mẹ bầu thiếu canxi dễ bị xốp xương, gãy xương, loãng xương khi về già và sớm gặp là hiện tượng đau nhức cơ khớp, mỏi lưng, đau lưng, rụng tóc sau sinh.

Ngoài việc bổ sung canxi trực tiếp từ các loại thực phẩm như trứng, sữa, rau lá xanh đậm, hải sản… mẹ bầu nên uống canxi bổ sung. Sử dụng canxi dạng nước vừa dễ hấp thụ lại giúp bà bầu tránh bị táo bón. Chỉ nên uống canxi vào buổi sáng vì ánh nắng mặt trời có vitamin D3 sẽ giúp hấp thụ canxi tốt hơn.

Lưu ý sử dụng thuốc bổ trong 3 tháng đầu mang thai

Bây giờ bạn đã biết mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bô gì rồi đúng không? Thuốc bổ có nghĩa là giúp cơ thể bồi bổ sức khỏe tuy nhiên không phải cứ uống thuốc bổ là tốt. Quan trọng là sử dụng thuốc phải đúng liều lượng, thời điểm vì mỗi gian đoạn của thai kì sẽ cần một loại thuốc với hàm lượng khác nhau. Việc uống thuốc bổ trong khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai nghén cần có sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, thai phụ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ để bác sĩ kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường, điều chỉnh liều lượng thuốc đã kê hoặc có biện pháp xử lý cần thiết. Bên cạnh đó, nếu có thể chị em bổ sung dưỡng chất thông qua chế độ ăn hàng ngày thay vì sử dụng thuốc.

Bí quyết chọn thuốc bổ cho bà bầu

Kiểm tra sức khỏe bản thân

Để lựa chọn được loại thuốc bổ phù hợp, bà bầu cẩn kiểm tra xem mình thiếu những dưỡng chất gì, cần bổ sung nhiều dưỡng chất gì tránh bị thiếu hụt hay dư thừa dưỡng chất. Do vậy, bà bầu cần kiểm tra sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm để biết được tình trạng dinh dưỡng trong cơ thể:
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp phản ánh chính xác được tình trạng thiếu máu, thiếu các thành phần tạo máu như thiếu sắt, thiếu Vitamin B12…
Xét nghiệm nước tiểu: Việc xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp xác định được cơ thể bà bầu có đầy đủ hay thiếu hụt gì không

Thông qua việc đi khám và kiểm tra sức khỏe bà bầu, bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên cho bà bầu bổ sung những thành phần dinh dưỡng gì, nên bổ sung từ các loại thuốc có chứa thành phần dinh dưỡng riêng hay tăng cường bổ sung thông qua những loại thức ăn nào.

Kiểm tra các thành phần của thuốc

Kiểm tra kỹ các thành phần của thuốc giúp bà bầu lựa chọn được những loại thuốc bổ sung được những chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu. Dựa vào thành phần của thuốc bà bầu có thể biết được sản phẩm có bổ sung được tỷ lệ DHA/EPA là 4/1 hay không, có bổ sung được khoảng 400mcg axit folic cho bà bầu hay không.

Bên cạnh đó, bà bầu nên chọn các loại thuốc bổ có ghi rõ các thành phẩn trên nhãn thuốc của từng hoạt chất. Ví dụ như dầu cá có DHA và EPA là dầu cá gì (thường dầu cá ngừ – Tuna Fish Oil ở Bắc Âu là tốt nhất), hàm lượng DHA và EPA là bao nhiêu, dạng dầu cá có phải là dạng Triglyceride (dạng dễ hấp thu) hay là dạng ester (tiêu chuẩn thấp hơn, rất kém hấp thu). Vitamin A dạng bổ sung có phải là Betacaroten hay không, Vitamin E có phải là dạng d-alphatocopherol (Vitamin E tự nhiên, hoạt tính cao) hay là dạng dl-alphatocopherol (dạng bán tổng hợp, hoạt tính rất thấp)…

Lưu ý đến xuất xứ của sản phẩm

Xác định nguồn gốc xuất xứ sản phẩm là việc hết sức cần thiết bởi có rất nhiều nhóm thuốc bổ dành cho bà bầu và có nguồn gốc xuất xứ khác nhau từ Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nhật… Đã có rất nhiều người dùng có thể sử dụng sản phẩm chất lượng châu Âu, Úc, Nhật… ngay tại Việt Nam. Vì vậy, bà bầu cần chú ý dòng chữ “Made in…” trên bao bì sản phẩm để lựa chọn cho mình sản phẩm chất lượng nhất.

Ngày nay, còn có rất nhiều cá nhân buôn bán hàng xách tay mà không thể kiểm soát được nguồn gốc mà vẫn có thể cam kết với khách hàng. Khi có bất cứ sự cố nào xảy ra liên quan đến sức khỏe bà bầu thì pháp luật sẽ không thể bảo vệ được quyền lợi của người sử dụng đối với cá nhân buôn bán sản phẩm này. Vì vậy, bà bầu cũng cần lựa chọn những nhãn hiệu được lưu hành chính hãng tại Việt nam để dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

Khi sử dụng thuốc bổ cho bà bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của bé nhất là thời kỳ trong bụng mẹ. Bà bầu cần lựa chọn cho mình những sản phẩm vừa có chất lượng vừa an toàn theo một số lưu ý của chuyên gia như sau:
Tránh mua hàng theo những trào lưu truyền miệng mà không có cơ sở khoa học nào
Nên truy cập vào website chính thức của sản phẩm, nhà phân phối để tìm hiểu thông tin chính xác về sản phẩm và thông tin liên hệ trực tiếp.
Tránh mua các loại thuốc bổ bà bầu là hàng hóa xách tay không rõ nguồn gốc hay không có kiểm chứng gì
Tìm hiểu kỹ về sản phẩm dự định dùng thông bác sĩ, mạng internet, nhân viên tư vấn của nhà phân phối tại Việt Nam…

Hãy là người tiêu dùng thông thái trong việc lựa chọn thuốc bổ cho bà bầu để duy trì sức khỏe ổn định cho bà bầu trong suốt thời kỳ mang thai, cho con bú và đồng thời tăng sức đề kháng, sự phát triển cho bé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang mắc trầm cảm sau sinh

Mẹ bầu là đối tượng hay mắc phải bệnh trầm cảm, nhất là sau khi sinh nở. Do mệt mỏi và căng thẳng với việc chăm sóc con, thiếu ngủ và hàng tá chuyện khác ảnh hưởng đến tâm trạng của các mẹ. Những dấu hiệu dưới đây sẽ “tố cáo” mẹ bầu đang mắc bệnh trầm cảm.

Suy nhược cơ thể

Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể nào cả. Đôi khi họ lại cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi. Những cảm giác này thường không có căn cứ. Những phụ nữ suy nhược này có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà. Họ không buồn tắm rửa, chải chuốt.

Lo lắng

Những bà mẹ yếu hẳn sau sinh thường lo ngại về sức khỏe bản thân. Có thể họ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng bác sĩ lại chẳng tìm ra nguyên nhân. Thường là đau ở đầu và ở cổ. Những người khác lại đau lưng, đau ngực, có thể là do các vấn đề về tim. Bà mẹ có nhiều than phiền về sức khỏe đến nỗi điều này càng làm cho họ stress thêm.

Triệu chứng thường gặp nhất là đau một vùng nào đó trên cơ thể và cảm giác bị bệnh. Những triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị.



Bà mẹ nhiều khi cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà. Họ thậm chí bạn thân cũng không muốn gặp, không trả lời điện thoại hay thư từ. Trong trường hợp này, người mẹ thường không đến bác sĩ nên gia đình cần mời bác sĩ đến nhà.

Hoảng hốt

Những tình huống đơn giản xảy ra hàng ngày cũng khiến các mẹ hoảng hốt và không thể bình tĩnh lại. Vì thế, tốt nhất là giúp họ tránh những tình huống mà họ bị stress.

Căng thẳng

Căng thẳng thường đi kèm với trầm cảm. Những bà mẹ bị căng thẳng thường bị trầm cảm nặng nề hơn. Họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra.

Cảm giác bị ám ảnh

Bà mẹ bị trầm cảm thường hay bị ám ảnh, có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người có thể trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ nên bạn có thể sẽ thấy các mẹ bầu tránh xa con mình, không đụng vào con khi chúng khóc...

Điều này thường không có nguyên do, nhưng nếu người mẹ sợ ảnh hưởng đến con mình thì nên báo với gia đình và bác sĩ.

Mất tập trung

Một bà mẹ trầm cảm thường khó tập trung đọc sách, xem TV hay trò chuyện bình thường. Họ sẽ cảm thấy trí nhớ sao mà kém quá, và đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ. Họ có thể ngồi đó không làm gì, chỉ nghĩ rằng họ cảm thấy rất tồi tệ.

Rối loạn giấc ngủ

Thường người bị trầm cảm rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng, hoặc không ngủ được tí gì. Vài người ngủ không liên tục, hay bị thức giấc vào giữa đêm vì con khóc quấy, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại được.

Nhiều bà mẹ cảm thấy stress hơn vào buổi tối, nên bị mất ngủ lâu dài. Lúc này bác sĩ thường kê toa thuốc ngủ, nhưng đôi lúc dùng liều cao vẫn không hiệu quả. Trong trường hợp này, bà mẹ sẽ cảm thấy thất vọng hơn.

Tình dục

Mất hứng thú tình dục có thể xảy ra đối với các bà mẹ trầm cảm sau sinh, thường kéo dài một thời gian, nên các ông bố cần thông cảm và hiểu rằng đây chỉ là triệu chứng của bệnh. Hứng thú tình dục sẽ trở lại khi mẹ hết trầm cảm. Các ông bố nên kiên nhẫn và cố gắng an ủi vợ hồi phục khỏi trầm cảm sau sinh.

Khi vợ gặp phải những dấu hiệu trầm cảm như vậy, các ông chồng nên âu yếm, vuốt ve, vỗ về vợ mình. Không nên buông lời khó nghe hay cáu gắt vì vợ không thỏa mãn mình.

Trên đây là những dấu hiệu hay gặp nhất đối với mẹ bầu mắc trầm cảm sau sinh, bạn nên tham khảo để biết và chữa trị kịp thời cho mình và người thân.

Quan niệm sai lầm mẹ bầu muốn giảm cân sau sinh cần bỏ ngay

Hầu hết những người phụ nữ mang thai, sau khi sinh đều mong muốn lấy lại vóc dáng ban đầu. Các mẹ bầu đều rất khó chịu với lớp mỡ thừa, nhăn nheo ở bụng, bắp tay, đùi và bắp chân, và mong muốn của họ là “tiêu diệt” chúng ngay lập tức. Nhưng chính vì những khao khát giảm cân sau sinh này khiến các mẹ thường mắc phải nhiều lầm tưởng và sai lầm nghiêm trọng.


Ăn tạm bánh kẹo lúc đói

Khi cơn đói bắt đầu xuất hiện ngoài bữa ăn chính thì thường chị em sẽ chọn nhanh các loại bánh kẹo ngọt để thưởng thức. Vừa thỏa mãn cảm giác thèm ăn vặt của mình vừa giúp cơn đói được xoa dịu. Nếu không tập thay đổi những món ăn vặt này thì không những giảm cân thất bại mà cân nặng sẽ ngày càng tăng nhanh đấy nhé.

Ăn vặt thay cơm để giảm béo

Các mẹ bầu thường nhịn ăn cơm, không ăn tinh bột và chọn ăn đồ ăn vặt để giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Vì sau sinh, các mẹ rất ít hoạt động nên việc giảm béo chỉ có thể là nhịn ăn tinh bột. Điều này hoàn toàn sai lầm, bạn cần nạp đủ năng lượng và dinh dưỡng để có lượng sữa tốt và cần thiết cho con nữa. Dừng ngay việc ăn vặt vì chúng khiến bạn tăng cân hơn giảm cân.

Cho rằng tập thể dục càng nhiều càng tốt cho việc giảm cân sau sinh

Tập thể dục để giảm cân sau sinh, điều này hoàn toàn là chính xác nếu bạn tập luyện có khoa học và kiên trì. Nhưng lại có rất nhiều bà mẹ có cách giảm cân sau sinh sai lầm dẫn tới không đạt hiệu quả.

Bởi nếu lạm dụng tập thể dục quá nhiều, bất chấp ngày, đêm và thời gian sẽ dễ dẫn tới tình trạng cơ thể bị “quá tải”, bị kiệt sức và dễ bị các chấn thương khi tập luyện. Bởi vậy để giảm cân sau sinh hiệu quả và an toàn nhất bạn nên có một chế độ tập luyện phù hợp, mỗi ngày chỉ nên tập khoảng chừng 30 – 40 phút thôi nhé.

Nói không với tinh bột, chỉ ăn thịt

Phương pháp giảm cân sai lầm tiếp theo của chị em mới sinh con xong là cắt bỏ hoàn toàn các món ăn giàu tinh bột thay vào đó là ăn nhiều protein để giảm cân. Có thể thời gian đầu bạn sẽ thấy mình giảm cân hiệu quả, tuy nhiên nếu thực hiện cách giảm cân này lâu dài sẽ làm cơ thể ngộ độc xeton, sức khỏe ảnh hưởng rất xấu và đặc biệt ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa mẹ.

Ăn kiêng ngay sau sinh

Dù muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon đẹp của mình cỡ nào thì bạn cũng nên biết rằng, sau sinh cơ thể bạn sẽ rất yếu, bạn cần có một thời gian nhất định để phục hồi sức khỏe.

Vội vàng chọn chế độ ăn kiêng ngay sau sinh sẽ làm hành trình giảm cân của bạn gặp nhiều khó khăn, cơ thể người mẹ vừa suy yếu vừa dễ gặp nhiều biến chứng sau sinh, em bé lại thiếu sữa mẹ từ đó sẽ chậm phát triển hơn.

Ăn thịt rồi mới ăn cơm, ăn rau

Thứ tự ăn uống cũng ảnh hưởng đến việc giảm cân của chị em sau sinh. Ăn rau và những loại thực phẩm nhiều chất xơ trước tiên không chỉ khiến chị em phải dành nhiều thời gian cho việc nhai mà khi rau vào dạ dày, nó sẽ hấp thụ độ ẩm, nở to và dễ dàng làm cho dạ dày cảm thấy no.

Do vậy, mẹ nên ăn canh lỏng, các loại rau củ quả trước rồi sau đó mới ăn cơm, tinh bột và cuối cùng là protein. Thứ tự ăn như vậy vừa đảm bảo đủ lượng đủ chất vừa tránh cho chị em ăn quá nhiều.

Khi mang thai, mẹ càng tăng ít cân thì sau sinh giảm cân càng dễ

Đây là quan niệm không đúng mẹ cần loại bỏ ngay ra khỏi đầu. Trên thực tế, tăng cân ít trong thai kỳ gây nguy hiểm cho cả cơ thể mẹ và thai nhi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về trí tuệ, thể chất, tinh thần của con ngay trong bào thai và cả sau này.

Trên thực tế, giảm cân sau sinh là cả một quá trình phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa, thể trạng và đặc biệt là chế độ ăn uống, luyện tập hàng ngày của mẹ. Bởi vậy các mẹ bầu nên có tìm hiểu kỹ hơn và giảm cân tốt hơn, nhưng nhớ đừng để ảnh hưởng đến con nhỏ cũng như nguồn sữa mẹ quý báu nhé.

Sai lầm trong việc bổ sung vitamin tổng hợp, 80% bà bầu mắc phải

Theo giám đốc BV Phụ Sản Hà Nội, thực trạng tự ý bổ sung sắt, canxi, vitamin tổng hợp ở tất cả các giai đoạn và không theo chỉ định của bác sĩ là cực kỳ nguy hiểm.

Nguy cơ suy gan vì uống thừa thuốc bổ

Theo PGS.TS Đinh Duy Ánh, thời kỳ mang thai được chia làm 3 giai đoạn, tương đương với 3 quý và giai đoạn sau sinh. Ở mỗi giai đoạn cơ thể mẹ bầu sẽ có nhu cầu dinh dưỡng rất khác nhau.

“ Trong thực tế, mỗi ngày chúng tôi đều chứng kiến rất nhiều đơn thuốc của các bác sĩ kê cho thai phụ không chuẩn khi cả 3 giai đoạn và sau khi sinh đều chỉ định mỗi ngày đều đặn một viên sắt, một viên canxi và một viên vitamin tổng hợp cho bà bầu. Việc bổ sung như vậy trong cả 3 giai đoạn hoàn toàn không đúng, không khoa học”, PGS Ánh nhấn mạnh.

Bs nói thêm, đã từng có những sản phụ bổ sung vô tội vạ, danh sách thuốc dài nửa trang giấy. Bổ sung như vậy không chỉ khiến mẹ bị suy gan, tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây táo bón, thần kinh căng thẳng, mệt mỏi, chán ăn mà còn gây ra những hệ lụy lâu dài đến thai nhi.

Theo BS, trong 3 tháng đầu, là giai đoạn mới hình thành bào thai, cơ thể người mẹ cần nhất acid folic để phát triển hệ thần kinh do lúc này bào thai mới như hạt đậu, sau đó phát triển dần như con nòng nọc và đến khi bắt đầu giai đoạn 2 mới có đủ xương và thân mình.

Giai đoạn 2, nhu cầu sắt và canxi tăng cao, mẹ bầu nên bổ sung sắt và canxi từ giai đoạn này. 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm quan trọng để thai nhi phát triển hệ xương, trong giai đoạn này trẻ có tốc độ tăng trưởng rất cao ( có thể tăng đến 700g – 1kg/tháng). Sau khi sinh, mẹ bầu cũng nên bổ sung đủ canxi vì vi chất này rất dễ mất qua sữa mẹ.

Bs Ánh khuyến cáo, đối với phụ nữ có thai việc đi khám định kỳ rất cần thiết để được hướng dẫn sử dụng thuốc, vitamin tổng hợp cho đúng và hiệu quả. Tùy theo nhu cầu cơ thể của mẹ và bé, nhiều thai phụ phải uống 2 viên/ngày mới đủ.

Đặc biệt quan tâm dinh dưỡng giai đoạn đầu

Có 85% phụ nữ trong giai đoạn đầu thai kỳ bị ốm nghén, nguyên nhân từ việc cơ thể mẹ phản ứng lại khi nhận diện thấy một vật lạ. Hiện tượng ốm nghén cũng muôn hình vạn trạng, có người nghén ít, nghén nhiều, có người nghén đến mức chảy máu dạ dày, rách thực quản phải truyền dịch.

Trong giai đoạn ốm nghén, do cơ thể mệt mỏi, nôn nhiều nên thai phụ ăn rất ít hoặc chỉ ăn được những thứ mình thích, dẫn đến nguy cơ thiếu dinh dưỡng là rất cao.



Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, nguyên giảng viên ĐH Y Hà Nội, trong 3 – 4 tuần đầu mang thai là thời điểm rất nhạy cảm, bào thai hình thành cấu trúc ống thần kinh nên dinh dưỡng vô cùng quan trọng.

Ống thần kinh của thai nhi là nền tảng cơ bản vô cùng quan trọng có vai trò quyết định để phát triển hệ thần kinh hoàn thiện sau này, bao gồm não, hộp sọ, tủy sống và xương sống. Ống thần kinh bắt đầu hình thành khi bào thai được 18 ngày tuổi và đến ngày 21 – 28 sẽ khép kín hoàn toàn. Nếu không được cung cấp đủ acid folic trong giai đoạn này, ống thần kinh không thể khép kín, sẽ gây dị tật thai nhi.

Trong thực tế, rất khó phát hiện mình mang thai cho đến ngày thứ 14, dấu hiệu rõ ràng nhất là mẹ bị chậm kinh, do đó cần bổ sung acid folic kịp thời để giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh khiến trẻ bị chậm phát triển.

Ngoài ra, việc thiếu hụt dưỡng chất cũng khiến thai phụ dễ mắc các chứng trầm cảm sau sinh hơn.

Bà bầu không nên uống sắt và canxi cùng lúc

Uống sắt và canxi cùng lúc được không
Canxi và sắt là hai chất vô cùng quan trọng với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên việc uống sắt và canxi cùng lúc sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ chất.

1. Vai trò của sắt với phụ nữ mang thai

Trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể thì sắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cũng như mệt mỏi, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thiếu sắt. Thông thường một người phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần nhiều máu hơn so với bình thường, điều này giúp tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, bổ sung sắt cũng có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng. Đối với những người khi mang bầu mà bị thiếu máu (do thiếu sắt) sẽ có cảm giác chán ăn, khó ngủ, người mệt mỏi vì lượng oxy lên não cũng như các tế bào trong cơ thể là rất ít. Thiếu sắt còn là nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của mẹ dẫn đến nhiễm trùng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao thiếu máu, dẫn đến tình trạng sức khỏe kém.
Đối với bà mẹ thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể... Đây cũng là yếu tố dẫn đến sự suy dinh dưỡng bào thai, non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này.
Vai trò của sắt với bà bầu
Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt giúp tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi

2. Vì sao bà bầu cần bổ sung canxi?

Canxi là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi liên tục tăng. Nếu lượng canxi không được đáp ứng đầy đủ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi sau này như chậm phát triển, còi xương hay bị dị dạng xương.
Bổ sung canxi cho bà bầu còn mang ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của chính thai phụ. Khi thiếu hụt canxi, mẹ bầu thường bị tê chân, mệt mỏi, mất ngủ. Đến khi cho con bú, cơ thể mẹ suy yếu, hay đổ mồ hôi trộm, dễ bị đau lưng, mỏi vai, đau khớp. Sự thiếu hụt canxi diễn ra trường kỳ sau nhiều lần sinh nở là tiền đề gây ra hiện tượng loãng xương khi các mẹ bước vào độ tuổi mãn kinh.
Vậy bà bầu uống canxi vào thời điểm nào trong ngày? Thông thường buổi sáng là buổi bạn có thể tiếp xúc ánh nắng mặt trời nhiều hơn cũng như việc uống canxi vào buổi tối hoặc chiều sẽ làm lắng đọng canxi gây ra các bệnh lý như sỏi thận, táo bón,.... Vì vậy thời điểm bổ sung lý tưởng là vào sau bữa ăn sáng.
Vai trò của Canxi với bà bầu
Canxi là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi

3. Vì sao không nên uống sắt và canxi cùng lúc?

Khi bổ sung sắt, mẹ bầu cần lưu ý không dùng thuốc sắt cùng thời điểm với sữa, canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Sắt là dưỡng chất rất khó hấp thu và canxi làm giảm tiến trình này. Do đó, các mẹ bầu không nên uống chung thuốc sắt và canxi cùng lúc với nhau.
Để tránh việc tương tác có thể xảy ra, các bác sĩ đưa ra lời khuyên cho những bà bầu nên sử dụng hai chất dinh dưỡng này cách xa nhau vài giờ đồng hồ. Dưới đây là những lưu ý khi bổ sung sắt và canxi khi mang thai:
Bổ sung canxi:
  • Chú ý cung cấp đủ lượng canxi không được vượt quá 2.500mg/ngày để tránh quá liều, gây tăng canxi máu.
  • Khi bổ sung canxi các bà bầu cần lưu ý không nên phối hợp cùng lúc với những thực phẩm như chocolate, trà, cà phê để tránh các tương tác xảy ra có thể sẽ làm giảm hấp thu canxi.
Bổ sung sắt:
  • Nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh...
  • Ngoài ra, khi uống viên bổ sung sắt bà bầu cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Chỉ nên uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.
Khi sử dụng sắt và canxi, các bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng sắt cũng như canxi đúng và đủ liều lượng.

Những lưu ý trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu




Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu không quá phức tạp nếu tuân thủ một số chú ý cần thiết cho sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi.

1. Vai trò của tăng cường chất dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ

Tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi bà bầu trước khi có thai và khi có thai mẹ bầu nên tăng từ 10-12 kg. Số cân nặng này sẽ được phân bổ trong từng thời kỳ cụ thể của thai kỳ, giúp tăng cường sức khỏe mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Trong đó 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi trong 6 tháng tiếp theo. Bà bầu cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng cẩn thận, theo dõi cân nặng, uống bổ sung sắt, axit folic, đa vi chất theo khuyến nghị của các bác sĩ dinh dưỡng.

Bởi nguồn dinh dưỡng chính nuôi dưỡng bào thai là từ mẹ, dinh dưỡng của trẻ phụ thuốc và dinh dưỡng của mẹ nạp vào. Nguồn dinh dưỡng này sẽ theo máu, nuôi dưỡng thai nhi phát triển từng ngày. Cung cấp một lượng dinh dưỡng đủ, đúng sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh, bảo vệ con, khiến con phát triển toàn vẹn.

3 tháng đầu thai nhi cũng là thời gian mà thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan tổ chức chính như tủy sống, não, tim, phổi, gan... nên vai trong của việc tăng cường chất dinh dưỡng thời kỳ này là rất quan trọng. Bởi vậy dinh dưỡng hợp lý, khắc phục tối đa tình trạng nghén là điều mẹ bầu cần làm để đạt được mục tiêu tăng 1-2 cân trong 3 tháng đầu mang bầu.


Mẹ bầu 3 tháng đầu nên bổ sung dinh dưỡng để tăng 1-2 kg

2. Chất dinh dưỡng nào cần thiết cho thai nhi trong 3 tháng đầu

3 tháng đầu người mẹ cần đạt mục tiêu tăng 1-2 kg, đối với bà bầu béo phì thì không khuyến khích tăng cân, tránh những đáng tiếc không có sau đó. Thời gian đầu thai kỳ, cơ thể sẽ phải đối mặt với những thay đổi nhất định về sinh lý để thích nghi với việc có em bé. Đây là thời kỳ quan trọng cho sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng của thai nhi. Bởi vậy người mẹ không thể cung cấp thiếu chất đạm.

Bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày

Thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ... giúp phát triển các tế bào mô của thai, đồng thời giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.
Bổ sung ít nhất 15gr sắt mỗi ngày

Sắt có chức năng tăng thể tích máu, phòng ngừa thiếu máu ở mẹ, bởi vậy cần bổ sung đủ sắt thông qua các thực phẩm như thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt...
Bổ sung canxi

Canxi giúp hình thành xương, răng cho thai nhi, thai phụ cần chú ý bổ sung canxi trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ... Canxi giúp hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương khớp, răng vững chắc cho thai nhi. Nếu không đủ canxi trong thời kỳ này, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức xương, bé bị còi trong bụng mẹ và sinh ra có nguy cơ còi xương.
Bổ sung axit folic

Acid folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Mẹ bầu có thể bổ sung qua thực phẩm như các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc, thịt gia cầm, nội tạng động vật như tim, gan... Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng viên uống cung cấp axit folic theo chỉ định của bác sĩ tùy vào tình trạng.


Bổ sung vitamin C trong 3 tháng đầu thai kỳ

Vitamin D, C hỗ trợ hấp thu canxi cho mẹ và bé

Bà bầu hoàn toàn có thể tắm nắng sớm để hấp thu vitamin D nhằm góp phần phát triển hệ xương cho thai nhi, hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn.

Vitamin C giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ khớp, mạch máu cho bào thai 3 tháng đầu, tạo bánh nhau vững chắc, tăng cường sức đề kháng. Bà bầu có thể ăn các loại rau xanh, trái cây như bưởi, cam, quýt... giàu vitamin C.

3. Lưu ý về dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Bên cạnh việc biết chế độ dinh dưỡng đúng đủ cho bà bầu 3 tháng bầu, thì cần chú ý thêm một số điều trong dinh dưỡng thời gian này. Cụ thể:
Chia 3 bữa chính thành 6 bữa nhỏ
Lựa chọn các thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa, ăn tinh bột kết hợp protein từ thịt, kết hợp uống sữa ít béo, ít đường vào các buổi sáng tối, hoặc ác chế phẩm từ sữa
Uống nước giữa các bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn, không nên uống nước trong bữa ăn
Tránh thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo để hạn chế tình trạng nghén
Bổ sung các thực phẩm giàu axit folic tự nhiên từ rau màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu...
Tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, tái, trứng sống...
Ăn nhẹ các bữa giàu cacbonhydrat khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường như bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây sấy khô ít đường.
Giảm các loại đồ ăn vặt nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, hoặc bổ sung thêm từ trái cây tươi, canh, súp trong các bữa ăn

Một chế độ thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đúng đủ là điều không thể thiếu trong cẩm nang làm mẹ của bất cứ bà mẹ tương lai nào. Ngoài sách, báo và các tài liệu tham khảo về dinh dưỡng thai kỳ, thai phụ hoàn toàn có thể tham khảo tư vấn của các bác sĩ Sản khoa, các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để có 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ



Trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể thì sắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cũng như mệt mỏi, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

1. Bà bầu uống sắt có tác dụng gì ?

Trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể thì sắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cũng như mệt mỏi, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thiếu sắt,.

Thông thường một người phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần nhiều máu hơn so với bình thường, điều này giúp tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, sắt cũng có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng. Đối với những người khi mang bầu mà bị thiếu máu (do thiếu sắt) sẽ có cảm giác chán ăn, khó ngủ, người mệt mỏi vì lượng oxy lên não cũng như các tế bào trong cơ thể là rất ít. Thiếu sắt còn là nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của mẹ dẫn đến nhiễm trùng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao thiếu máu, dẫn đến tình trạng sức khỏe kém.

Đối với bà mẹ thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể... Đây cũng là yếu tố dẫn đến sự suy dinh dưỡng bào thai, non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này.

2. Bà bầu uống sắt như thế nào?

2.1 Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Thông thường trước khi mang thai một người người phụ nữ cần tối thiểu 15mg/ngày.

Đến khi có thai, cơ thể sẽ cần một lượng sắt gấp đôi tức là khoảng 30mg/ngày. Trong trường hợp không cung cấp đủ, bà bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.

Theo như Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên sử dụng viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.

2.2 Bà bầu nên lựa chọn những loại thực phẩm nào để bổ sung sắt


Sắt có nhiều trong các loại thịt có màu đỏ như tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng và các loại đậu

Nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất cho các bà bầu chính là những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Sắt có nhiều trong các loại thịt có màu đỏ như tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng; các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô. Trong đó nguồn gốc động vật được coi là nguồn hấp thu sắt tốt hơn so với thực vật. Ở một người bình thường hấp thu có thể hấp thu được 10 - 15% sắt từ động vật con số này chỉ còn là 5 - 10% sắt ở thực vật.

Ngoài việc bổ sung chất sắt thì các bà mẹ cũng nên lưu ý bổ sung thêm các chất khác như Folate và dạng acid folic tổng hợp của nó, Vitamin B-12,... bởi các chất này cũng tham gia vào quá trình tạo máu

Thực tế hiện nay việc bổ sung sắt gặp khá nhiều khó khăn, vì thế ngoài việc bổ sung sắt qua những thực phẩm hàng ngày thì các bà bầu cũng nên sử dụng các loại thuốc giúp bổ sung sắt.

2.3 Những lưu ý cho bà bầu khi sử dụng thuốc chứa sắt

Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có 2 dạng: sắt vô cơ (Sắt sulfat) và sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate). Trong đó sắt hữu cơ là dạng dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ.

Trên thị trường hiện nay thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt nước và viên sắt. Sắt nước có ưu điểm là dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn. Viên sắt có ưu điểm là dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước và gây nóng trong nhiều hơn.

Khi bổ sung thêm viên thuốc sắt, mẹ bầu cần chú ý những điều sau:
Nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh... Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.
Không dùng thuốc sắt cho bà bầu cùng thời điểm với sữa, thuốc bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt.
Khi uống viên bổ sung sắt cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Đặc biệt chỉ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.
Trước khi sử dụng thuốc bổ sung sắt nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Khi sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc tránh bổ sung sắt quá liều lượng có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường

Hướng dẫn bổ sung vitamin tổng hợp và Acid Folic cho người chuẩn bị mang thai



Để em bé sinh ra được khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất cần thiết là vô cùng quan trọng. Bổ sung vitamin tổng hợp và Acid Folic từ thời điểm nào trước khi mang thai với liều lượng như thế nào là hợp lý nhất?

1. Bổ sung Acid Folic

Acid Folic là vitamin quan trọng nhất người mẹ cần quan tâm trong thời kỳ trước khi mang thai.

Acid Folic hay còn gọi là vitamin B9, là một loại vitamin folate nhóm B. Folate đóng vai trò quan trọng trong sản xuất tế bào máu và giúp ống thần kinh trong não và tủy sống của bé phát triển. Thiếu Acid Folic Acid Folic là nguyên nhân chính gây dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Do vậy, bổ sung Axit Folic trước khi mang thai và cả khi đang mang thai có thể giúp bé giảm được tới 50% ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não và tổn thương tủy sống.

Nên bắt đầu bổ sung Acid Folic từ khi nào là hợp lý nhất?

Những dị tật bẩm sinh này có thể xuất hiện trong khoảng thời gian 3 - 4 tuần đầu của thai kỳ. Do vậy, việc bổ sung Acid Folic trong giai đoạn sớm, khi não và tủy sống đang phát triển là vô cùng cần thiết. Thai phụ nên bổ sung Acid Folic từ 3 tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu của thai kỳ. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Hoa Kỳ (CDC), thai phụ nên bổ sung Acid Folic hằng ngày, chậm nhất là 1 tháng trước khi mang thai.

Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cũng nên bổ sung loại vitamin này, do dự trữ sắt thấp vì bị mất máu trong các kỳ kinh nguyệt khiến nữ giới dễ bị thiếu Acid Folic hơn nam giới, dẫn đến thường xuyên mệt mỏi.

Nguồn bổ sung Acid folic tốt nhất là từ ngũ cốc dinh dưỡng. Folate cũng được tìm thấy nhiều trong một số loại rau xanh sẫm như rau cải xanh, rau bina, các loại hạt,... và một số loại quả nhóm citrus như cam, chanh, bưởi khác...

Tuy nhiên, sẽ rất khó để biết chính xác đã bổ sung đủ lượng Acid Folic mỗi ngày đầy đủ chưa, vì thực phẩm chứa hàm lượng Acid Folic mỗi hôm có thể khác nhau, cách chế biến cũng khác. Do vậy, cách tốt nhất được khuyến cáo đó là phụ nữ nên sử dụng các dạng viên uống có sẵn, được chuẩn hóa hàm lượng Acid Folic , như vậy, thai phụ có thể hoàn toàn yên tâm, không sợ bị thiếu hoặc quá thừa loại vitamin này.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Hoa Kỳ (CDC), hàm lượng Acid Folic được khuyên bổ sung mỗi ngày là ít nhất 400 mcg.

Một lưu ý khi bổ sung Acid Folic , đó là phụ nữ nên uống sau bữa ăn 30 phút, kèm với nước lọc.

Cũng có thể uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 2 tiếng và kèm theo một chút đồ ăn nhẹ sẽ khiến dạ dày được thoải mái dễ chịu.

Người mẹ cũng lưu ý thêm là, viên bổ sung vitamin có nhiều loại kết hợp Acid Folic với sắt. Sau khi uống viên chứa Acid Folic và sắt, phân đi ngoài có thể có màu đen của sắt chứa trong viên uống nên đó hoàn toàn không phải là dấu hiệu đáng ngại.


Nguồn bổ sung Acid folic tốt nhất là từ ngũ cốc dinh dưỡng

2. Bổ sung các loại Vitamin và các yếu tố vi lượng

Cần bổ sung vitamin nào, các yếu tố vi lượng ra sao cũng là vấn đề mà nhiều phụ nữ khi chuẩn bị có thai quan tâm.

Sắt là yếu tố quan trọng thứ 2 với phụ nữ đang chuẩn bị mang thai, chỉ sau Axit Folic. Trong quá trình mang thai, nhu cầu sắt của phụ nữ cao gấp đôi bình thường, trong khi đó, trữ lượng sắt dự trữ trong cơ thể phụ nữ thường thấp do mất máu trong các chu kỳ kinh nguyệt. Lượng sắt đầy đủ trước trong cơ thể khi mang thai chính là yếu tố vô cùng quan trọng giúp phòng tránh rủi ro và nguy cơ dị tật thai nhi.

Chính vì vậy, phụ nữ cần bổ sung đầy đủ sắt nếu có ý muốn mang thai. Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì phụ nữ nên bổ sung từ 30 - 60 mg sắt mỗi ngày tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai. Với yếu tố vi lượng này thì phụ nữ có thể bổ sung theo dạng viên uống với hàm lượng chuẩn.

Đối với những phụ nữ có thai bị thiếu máu, cần dùng liều điều trị theo phác đồ hiện hành dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài Axit Folic và sắt cần bổ sung trước khi mang thai, các loại vitamin khác cũng được chứng minh là góp phần giảm các bất thường cũng như dị tật cho thai nhi. Một lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể người phụ nữ trước khi mang thai giúp dự trữ, và chuẩn bị vào thai kỳ với tâm thế vững vàng và ổn định hơn.

Hơn thế nữa, giai đoạn đầu thai kỳ, thai phụ thường bị nghén không ăn uống được, quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng vì thế nguồn dự trữ trước khi mang thai là rất quan trọng.,.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể bổ sung vitamin từ thực phẩm hoặc viên uống, Vitamin A có nhiều trong gan cá biển, cà rốt, bí ngô, cà chua... Vitamin C trong các loại rau xanh, trái cây tươi... Chế độ ăn của mỗi người cũng như do ảnh hưởng từ tính chất công việc, cuộc sống khiến cho bạn rất khó để bổ sung đủ các vitamin, yếu tố vi lượng với hàm lượng phù hợp. Do vậy, lựa chọn các dạng viên uống đã được nghiên cứu và cân đối các chất bổ sung vẫn là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Tuy nhiên, bổ sung dưỡng chất, Axit Folic và vitamin cho mẹ chuẩn bị mang thai không phải là vấn đề quá dễ dàng. Lý do bởi vì thể trạng, cân nặng, cũng như tình trạng của mỗi người phụ nữ khác nhau, đặc biệt là những phụ nữ có thêm các bệnh lý khác, từ nhẹ như đau đầu, suy dinh dưỡng, thiếu máu,... đến những bệnh lý nặng hơn, nguy hiểm hơn. Do vậy, để chắc an toàn cũng như hiệu quả cao nhất trong chăm sóc sức khỏe cho mẹ để chuẩn bị cho thai nhi khỏe mạnh, mẹ có thể đến gặp bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé.

Thời điểm nào bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu là tốt nhất

Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu bổ sung vitamin và khoáng chất của cơ thể tăng cao, việc bổ sung vitamin từ viên uống tổng hợp là rất cần thiết. Tuy nhiên, bắtđầu bổ sung vitamin vào thời điểm nào và sử dụng như thế nào, dưới đây là những điều mẹ bầu cần biết để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra.

Vitamin tổng hợp là gì?

Vitamin tổng hợp cho bà bầu là một dạng thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp bổ sung đa dạng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là người bị suy nhược hoặc đang mang thai, cho con bú.

Khi nhắc đến thực phẩm chức năng, nhiều mẹ bầu vẫn còn những ấn tượng xấu với dạng thuốc bổ này. Một phần là do thời gian qua thực phẩm chức năng liên tiếp mang những điều tiếng xấu khi gắn liền với các tổ chức đa cấp.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần xem xét lại những định kiến này vì chính các bác sĩ chuyên khoa khẳng định vai trò của vitamin tổng hợp là trong thai kỳ là hết sức cần thiết.
Vitamin tổng hợp có vai trò như thế nào với phụ nữ có thai

Theo thống kê, nếu chỉ dựa vào bữa ăn hàng ngày, mẹ và bé có thể thiếu 40% lượng vitamin và khoáng chất quan trọng. Vì vậy, ngay trong tháng đầu của thai kỳ, mẹ đã được các bác sĩ khuyên dùng bổ sung vitamin tổng hợp. Một số đối tượng đặc biệt được chỉ định sử dụng bao gồm:

» Bà bầu đang theo chế độ ăn chay

» Mẹ bị mắc chứng giảm hấp thu lactose hoặc dị ứng một loại thực phẩm nào đó

» Mẹ bầu đã từng hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích

» Mắc một số bệnh lý về máu

» Mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng…

» Mang thai đôi


Giai đoạn nào bà bầu cần bổ sung vitamin tổng hợp

Nếu có thể, mẹ nên bổ sung vitamin tổng hợp từ trước khi mang thai từ 3 đến 6 tháng, như vậy cơ thể sẽ nhận được đủ lượng acid folic cần thiết để chuẩn bị cho thai kỳ. Việc uống vitamin tổng hợp sẽ được duy trì trong suốt thai kỳ và kéo dài đến tận giai đoạn cho con bú, vì đây đều là những thời điểm cơ thể cần bổ sung nhiều dưỡng chất mà chế độ ăn hàng ngày không thể đáp ứng đủ. Đặc biệt, nếu mẹ kiêng khem quá mức sau sinh, bổ sung viên uống tổng hợp sau sinh là một lựa chọn thông minh để phòng tránh tình trạng thiếu sắt và canxi.
Nên uống vitamin tổng hợp lúc nào



Vitamin và khoáng chất từ thực phẩm luôn được ưu tiên trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Tuy nhiên, do nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong thai kỳ trở nên rất cao và việc chế biến và sử dụng thực phẩm tươi khiến cho cơ thể không thể hấp thu trọn vẹn vitamin. Chính vì vậy, vitamin được xem như giải pháp cứu cánh cần thiết giúp đảm bảo lượng vitamin đủ cho cơ thể để duy trì sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Thời điều thích hợp nhất trong ngày để mẹ bổ sung vitamin tổng hợp là sau bữa ăn sáng 30 phút. Lúc này, hàm lượng chất béo trong bữa ăn sẽ giúp các vitamin và khoáng chất được hấp thụ tốt nhất. Đồng thời, bổ sung vitamin vào buổi sáng có thể giúp cơ thể tràn đầy năng lượng để bắt đầu một ngày làm việc mới thật vui vẻ, rạng rỡ.

Một điều lưu ý khi bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu là mẹ cần phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu cảm thấy bị dị ứng hoặc tương tác thuốc… cần thông báo cho bác sĩ ngay.

Tham khảo thêm cách lựa chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu tại đây

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

BỆNH SUY NHƯỢC CƠ THỂ _BẠN KHÔNG NÊN CHỦ QUAN


Xã hội càng phát triển con người càng phải đối mặt nhiều hơn với những áp lực về học tập, công việc, gia đình… Và dường như cuộc sống cũng trở nên vội vàng hơn, đồ ăn nhanh ngày càng phổ biến thay thế cho những món ăn truyền thống. Tất cả những điều đó đôi khi khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể mà không hay biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một nhận định rõ ràng hơn về chứng bệnh này.

Suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể là triệu chứng mệt mỏi toàn thân, thời gian mắc bệnh có thể kéo dài ít nhất 6 tháng. Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ, trong đó độ tuổi từ 20 – 40 có nguy cơ cao nhất, theo nghiên cứu, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.
Suy nhược cơ thể bạn đừng nên chủ quan
Suy nhược cơ thể nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác, kèm theo ác mộng về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc khó ngủ. Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác,...
Với những dấu hiệu suy giảm sức khỏe kể trên, người bị suy nhược cơ thể sẽ không thích làm việc hoặc không hăng hái, mau mệt và năng suất cũng như chất lượng công việc kém... Do vậy, họ thường gặp thất bại, chán nản và buông xuôi.

Nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể có thể do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng phổ biến nhất là:
- Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng: Cơ thể chúng ta cần cung cấp một lượng chất dinh dưỡng nhất định được lấy từ thực phẩm để đảm bảo năng lượng duy trì các hoạt động hằng ngày. Ăn uống không điều độ, thực phẩm không đa dạng, kiêng khem quá nhiều… có thể khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Để bù đắp cho sự thiếu hụt này cơ thể phải sử dụng năng lượng dự trữ từ trước đó, lâu dần, nguồn năng lượng cũng sẽ bị cạn kiệt, đây cũng là lúc tình trạng suy nhược xuất hiện.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể

- Làm việc, chơi thể thao quá sức: Cũng tương tự như ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng làm việc (kể cả làm việc về trí óc) và chơi thể thao quá sức sẽ làm tiêu hao quá nhiều năng lượng. Thêm vào đó, nếu ăn uống và nghỉ ngơi không được đảm bảo thì suy nhược cơ thể là điều tất yếu sẽ xảy ra.
- Yếu tố tâm lý tiêu cực: Yếu tố tâm lý tác động rất nhiều đến sức khỏe. Khi chúng ta chán nản, lo âu, trầm cảm, stress kéo dài… cơ thể sẽ sản sinh ra quá nhiều hoặc quá ít một số loại hormon nhất định (rối loạn hormon) làm thay đổi quá trình trao đổi chất và hệ quả là tình trạng suy nhược cơ thể..
- Do các bệnh lý mạn tính: Huyết áp thấp, thiếu máu, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy kéo dài, người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh… là những yếu tố làm cơ thể giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, giảm lượng máu tới các cơ quan hoặc làm mất quá nhiều năng lượng, từ đó dẫn tới tình trạng suy nhược.
Một số người cho dù ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, không bị căng thẳng về tâm lý và không có các bệnh mắc kèm nhưng vẫn thường xuyên bị suy nhược cơ thể. Những trường hợp này được gọi là suy nhược cơ thể không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học nhận thấy rằng, những trường hợp này rất có thể là do khiếm khuyết di truyền, sự thay đổi gen liên quan chức năng miễn dịch hoặc hệ trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận và hệ thần kinh giao cảm.

Những luu ý khi bi suy nhược cơ thể

Chế độ ăn uống: Tăng cường các loại đồ ăn giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các là những thực phẩm chứa nhiều yếu tố cần thiết cho quá trình tạo máu như thịt nạc, sữa, trứng gà, đậu tương…để khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể
Giữ tinh thần thoái mái: Giảm áp lực công việc để giữa tinh thần thoải mái, nên nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya và cần luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
Suy nhược cơ thể cần lưu ý những gì
Chế độ nghỉ ngơi phù hợp: cần cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi phù hợp với tình trạng sức khỏe. Không nên làm việc quá sức dẫn đến tình trạng mệt mỏi, căng thẳng làm cho tình trạng suy nhược cơ thể trở nên nghiêm trọng.
Đảm bảo giấc ngủ, ngủ sâu, đủ giấc từ 8-9 tiếng mỗi ngày.
Luyện những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi thiền, yoga để giữ tinh thần thoải mái tốt cho sức khỏe
Bổ sung thêm vitamin tổng hợp để cung cấp những dưỡng chất cần thiết giúp cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Vitamin tổng hợp A-Z Kapseln nhập khẩu trực tiếp tại Đức với 24 vitamin thiết yếu cần thiết cho cơ thể, giúp bổ sung những dưỡng chất mà cơ thể thiếu hụt từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh mệt mỏi, và hạn chế suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.


Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Phòng 303 Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139
Lưu ý: Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn."

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

Hướng dẫn bổ sung vitamin tổng hợp và Acid Folic cho người chuẩn bị mang thai




Để em bé sinh ra được khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất cần thiết là vô cùng quan trọng. Bổ sung vitamin tổng hợp và Acid Folic từ thời điểm nào trước khi mang thai với liều lượng như thế nào là hợp lý nhất?

1. Bổ sung Acid Folic


Acid Folic là vitamin quan trọng nhất người mẹ cần quan tâm trong thời kỳ trước khi mang thai.

Acid Folic hay còn gọi là vitamin B9, là một loại vitamin folate nhóm B. Folate đóng vai trò quan trọng trong sản xuất tế bào máu và giúp ống thần kinh trong não và tủy sống của bé phát triển. Thiếu Acid Folic Acid Folic là nguyên nhân chính gây dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Do vậy, bổ sung Axit Folic trước khi mang thai và cả khi đang mang thai có thể giúp bé giảm được tới 50% ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não và tổn thương tủy sống.

Nên bắt đầu bổ sung Acid Folic từ khi nào là hợp lý nhất?

Những dị tật bẩm sinh này có thể xuất hiện trong khoảng thời gian 3 - 4 tuần đầu của thai kỳ. Do vậy, việc bổ sung Acid Folic trong giai đoạn sớm, khi não và tủy sống đang phát triển là vô cùng cần thiết. Thai phụ nên bổ sung Acid Folic từ 3 tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu của thai kỳ. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Hoa Kỳ (CDC), thai phụ nên bổ sung Acid Folic hằng ngày, chậm nhất là 1 tháng trước khi mang thai.

Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cũng nên bổ sung loại vitamin này, do dự trữ sắt thấp vì bị mất máu trong các kỳ kinh nguyệt khiến nữ giới dễ bị thiếu Acid Folic hơn nam giới, dẫn đến thường xuyên mệt mỏi.

Nguồn bổ sung Acid folic tốt nhất là từ ngũ cốc dinh dưỡng. Folate cũng được tìm thấy nhiều trong một số loại rau xanh sẫm như rau cải xanh, rau bina, các loại hạt,... và một số loại quả nhóm citrus như cam, chanh, bưởi khác...

Tuy nhiên, sẽ rất khó để biết chính xác đã bổ sung đủ lượng Acid Folic mỗi ngày đầy đủ chưa, vì thực phẩm chứa hàm lượng Acid Folic mỗi hôm có thể khác nhau, cách chế biến cũng khác. Do vậy, cách tốt nhất được khuyến cáo đó là phụ nữ nên sử dụng các dạng viên uống có sẵn, được chuẩn hóa hàm lượng Acid Folic , như vậy, thai phụ có thể hoàn toàn yên tâm, không sợ bị thiếu hoặc quá thừa loại vitamin này.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Hoa Kỳ (CDC), hàm lượng Acid Folic được khuyên bổ sung mỗi ngày là ít nhất 400 mcg.

Một lưu ý khi bổ sung Acid Folic , đó là phụ nữ nên uống sau bữa ăn 30 phút, kèm với nước lọc.

Cũng có thể uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 2 tiếng và kèm theo một chút đồ ăn nhẹ sẽ khiến dạ dày được thoải mái dễ chịu.

Người mẹ cũng lưu ý thêm là, viên bổ sung vitamin có nhiều loại kết hợp Acid Folic với sắt. Sau khi uống viên chứa Acid Folic và sắt, phân đi ngoài có thể có màu đen của sắt chứa trong viên uống nên đó hoàn toàn không phải là dấu hiệu đáng ngại.


Nguồn bổ sung Acid folic tốt nhất là từ ngũ cốc dinh dưỡng

2. Bổ sung các loại Vitamin và các yếu tố vi lượng

Cần bổ sung loại vitamin nào, các yếu tố vi lượng ra sao cũng là vấn đề mà nhiều phụ nữ khi chuẩn bị có thai quan tâm.

Sắt là yếu tố quan trọng thứ 2 với phụ nữ đang chuẩn bị mang thai, chỉ sau Axit Folic. Trong quá trình mang thai, nhu cầu sắt của phụ nữ cao gấp đôi bình thường, trong khi đó, trữ lượng sắt dự trữ trong cơ thể phụ nữ thường thấp do mất máu trong các chu kỳ kinh nguyệt. Lượng sắt đầy đủ trước trong cơ thể khi mang thai chính là yếu tố vô cùng quan trọng giúp phòng tránh rủi ro và nguy cơ dị tật thai nhi.

Chính vì vậy, phụ nữ cần bổ sung đầy đủ sắt nếu có ý muốn mang thai. Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì phụ nữ nên bổ sung từ 30 - 60 mg sắt mỗi ngày tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai. Với yếu tố vi lượng này thì phụ nữ có thể bổ sung theo dạng viên uống với hàm lượng chuẩn.

Đối với những phụ nữ có thai bị thiếu máu, cần dùng liều điều trị theo phác đồ hiện hành dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài Axit Folic và sắt cần bổ sung trước khi mang thai, các loại vitamin khác cũng được chứng minh là góp phần giảm các bất thường cũng như dị tật cho thai nhi. Một lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể người phụ nữ trước khi mang thai giúp dự trữ, và chuẩn bị vào thai kỳ với tâm thế vững vàng và ổn định hơn.

Hơn thế nữa, giai đoạn đầu thai kỳ, thai phụ thường bị nghén không ăn uống được, quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng vì thế nguồn dự trữ trước khi mang thai là rất quan trọng.,.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể bổ sung vitamin từ thực phẩm hoặc viên uống, Vitamin A có nhiều trong gan cá biển, cà rốt, bí ngô, cà chua... Vitamin C trong các loại rau xanh, trái cây tươi... Chế độ ăn của mỗi người cũng như do ảnh hưởng từ tính chất công việc, cuộc sống khiến cho bạn rất khó để bổ sung đủ các vitamin, yếu tố vi lượng với hàm lượng phù hợp. Do vậy, lựa chọn các dạng viên uống đã được nghiên cứu và cân đối các chất bổ sung vẫn là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Tuy nhiên, bổ sung dưỡng chất, Axit Folic và vitamin cho mẹ chuẩn bị mang thai không phải là vấn đề quá dễ dàng. Lý do bởi vì thể trạng, cân nặng, cũng như tình trạng của mỗi người phụ nữ khác nhau, đặc biệt là những phụ nữ có thêm các bệnh lý khác, từ nhẹ như đau đầu, suy dinh dưỡng, thiếu máu,... đến những bệnh lý nặng hơn, nguy hiểm hơn. Do vậy, để chắc an toàn cũng như hiệu quả cao nhất trong chăm sóc sức khỏe cho mẹ để chuẩn bị cho thai nhi khỏe mạnh, mẹ có thể đến gặp bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé.

Vì sao cần uống Vitamin tổng hợp và Acid folic (vitamin B9) trước khi mang thai?






Để có một thai kỳ khỏe mạnh, trước khi mang thai, phụ nữ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé. Trong đó vitamin tổng hợp và Acid folic là những dưỡng chất không thể bỏ qua.

1. Vì sao cần uống Acid folic trước khi mang thai?

1.1. Vai trò của Acid folic đối với phụ nữ có thai là gì?

Acid folic (folat) có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và phân chia tế bào ở người, động vật, thực vật, vi khuẩn. Đây là dưỡng chất cần thiết cho sự hình thành tế bào máu. Nếu thai nhi không được cung cấp đủ Acid folic thì quá trình phát triển, phân chia tế bào máu của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng.

Acid folic vô cùng quan trọng đối với phụ nữ có thai, giúp thai nhi giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh liên quan đến não và tủy sống.

Phụ nữ mang thai thiếu Acid folic có thể bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, việc thiếu hụt lượng lớn Acid folic còn làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, sinh con nhẹ cân. Hậu quả nguy hiểm nhất khi phụ nữ có thai thiếu Acid folic là tăng khả năng thai nhi mắc dị tật bẩm sinh, mắc các bệnh tim mạch, hở hàm ếch...

1.2. Vì sao cần uống Acid folic trước khi mang thai?

Dị tật ống thần kinh là hiện tượng một vài ống thần kinh không khép kín hoàn toàn, gây nứt đốt sống, vô sọ... Đây là một trong những dị tật liên quan đến hệ thần kinh trung ương, nên ảnh hưởng rất lớn tới nhiều bộ phận, cơ quan trong cơ thể trẻ. Nứt đốt sống làm cho một đoạn tủy sống bị lộ ra ngoài, có thể dẫn đến liệt 2 chân, não úng thủy, tiểu tiện không kiểm soát...

Ống thần kinh không đóng kín xảy ra vào tuần thứ 7 của thai kỳ. Nếu được bổ sung đầy đủ Acid folic có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh. Do quá trình này diễn ra vào thời gian đầu của thai kỳ, hầu hết phụ nữ có thai trong giai đoạn này đều không biết mình mang thai, vì thế việc bổ sung Acid folic trước khi mang thai là rất cần thiết. Nhiều công trình nghiên cứu lớn tại các quốc gia phát triển như: Anh, Hungari... cũng đã chứng minh vai trò quan trọng của Acid folic trong việc ngăn ngừa các dị tật thai nhi liên quan đến não và tủy sống.

1.3. Phụ nữ có thai nên bổ sung bao nhiêu Acid folic?


Phụ nữ có thai 3 tháng đầu nên bổ sung đủ lượng acid folic cần thiết

Một người bình thường trung bình một ngày cần khoảng 180 - 200mcg Acid folic. Khi có thai, quá trình phân chia tế bào và kích thước tử cung gia tăng, nhu cầu Acid folic tăng lên khoảng 400mcg - 600 mcg/ngày. Phụ nữ có thai cần Acid folic để đáp ứng sự phát triển của thai nhi, hình thành nhau thai, tăng số lượng hồng cầu, phục vụ quá trình tổng hợp nhân tế bào và protein... Sau khi sinh, trong thời gian cho con bú, phụ nữ cũng cần khoảng 400 - 500mcg Acid folic/ngày.

Trước khi mang thai, phụ nữ nên bổ sung khoảng 400mcg Acid folic. Bổ sung acid folic đầy đủ trong ít nhất 3 tháng liên tiếp trước khi có thai giúp giảm 70% nguy cơ thai nhi bị dị ống thần kinh bẩm sinh.

1.4. Làm thế nào để bổ sung đủ lượng Acid folic?

Phụ nữ có thể uống Acid folic liều 400mcg kèm với các loại vitamin tổng hợp hàng ngày hoặc ăn các thực phẩm có chứa nhiều Acid folic như:
Các loại rau có màu xanh đậm, súp lơ xanh, măng tây... Một cây măng tây chứa khoảng 200mcg Acid folic
Gan động vật: gan gà, gan vịt, gan lợ...
Một quả bơ chứa khoảng 180mcg Acid folic và rất nhiều axit béo omega 3 tốt cho sản phụ và thai nhi
Uống nhiều sữa
Ăn nhiều ngũ cốc, các loại đậu, đặc biệt là đậu nành
Ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước trái cây, nhất là nước cam.

2. Vì sao cần uống vitamin tổng hợp trước khi mang thai?

Vitamin và khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi

2.1. Vai trò của vitamin đối với phụ nữ có thai

Vitamin và khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi và phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm. Phụ nữ có thai cần bổ sung rất nhiều vitamin để đáp ứng sự phát triển của thai nhi. Bản thân quá trình thay đổi cơ thể của người mẹ cũng cần cung cấp nhiều dưỡng chất như: tử cung tăng kích thước, lượng máu tăng lên, bầu vú to dần... Nếu không được cung cấp đầy đủ vitamin và các loại dưỡng chất, bà bầu có thể bị thiếu máu, táo bón, mẩn ngứa, sỏi thận, đau bụng... Thai nhi trong bụng có thể bị suy dinh dưỡng, sinh nhẹ cân, sinh non, thậm chí là thai chết lưu và sảy thai...

Như vậy, vitamin tổng hợp sẽ giúp phụ nữ có một thai kỳ khỏe mạnh, hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất và não bộ, ngăn ngừa dị tật thai nhi, đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu...
2.2. Vì sao nên uống vitamin tổng hợp trước khi mang thai?

Vitamin và các loại khoáng chất có trong rất nhiều loại thực phẩm tự nhiên, tuy nhiên hàm lượng lại không đủ, một số loại rất khó hấp thụ hoặc bị giảm hàm lượng trong quá trình chế biến. Vì thế, bên cạnh việc ăn uống đa dạng, phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên uống vitamin tổng hợp để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.

Phụ nữ trước khi mang thai nếu được bổ sung đầy đủ vitamin tổng hợp có thể làm giảm các hiện tượng ốm nghén, có sức khỏe tốt, ăn uống ngon miệng, ngủ ngon giấc, tạo điều kiện cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Các thành phần quan trọng trong vitamin tổng hợp cho phụ nữ có thai bao gồm: Acid folic, sắt, canxi, i ốt, magie, vitamin A, vitamin D, DHA...


Bà bầu nên uống vitamin tổng hợp vào lúc nào phát huy tác dụng tối ưu nhất? Câu trả lờ là buổi sáng. Đây là thời điểm cơ thể dễ hấp thu các vitamin và khoáng chất.

Vitamin tổng hợp hay còn gọi là thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, viên đa vi chất… giúp bổ sung dưỡng chất thiếu hụt cho cơ thể, nhất là người bệnh hoặc đang mang thai, cho con bú. Bà bầu nên uống vitamin tổng hợp vào lúc nào tốt cho mẹ & bé là thắc mắc của nhiều mẹ bầu.

Nhắc đến vitamin tổng hợp là nhắc đến một loại thực phẩm chức năng. Hiện nay nhiều mẹ bầu vẫn còn định kiến với dạng vitamin này. Một phần la do thời gian dài thực phẩm chức năng là sản phẩm gắn liền với tên tuổi của các tổ chức đa cấp.

Chính các bác sĩ chuyên khoa là người giúp mẹ có cái nhìn tích cực hơn, nhất là những mẹ có thể trạng yếu khi mang thai thì vitamin tổng hợp là rất cần thiết bổ dung dưỡng chất cho thai nhi.



Vitamin tổng hợp nếu dùng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu và thai nhi

Bà bầu có cần bổ sung vitamin tổng hợp?

Ngay khi biết tin mang thai và thực hiện lần khám thai đầu tiên, mẹ đã được khuyên dùng các loại vitamin tổng hợp. Chỉ với 1 viên mỗi ngày cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho mẹ & bé. Thông thường các đối tượng thường được khuyên sử dụng gồm:
  • Bà bầu ăn chay
  • Thai phụ bị mắc chứng kém hấp thu lactose hoặc dị ứng loại thực phẩm nào đó.
  • Mẹ bầu từng hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích khác
  • Có bệnh lý về máu.
  • Có bệnh lý mạn tính như viêm dạ dày, viêm đại tràng…
  • Có bệnh lý tiêu hóa
  • Mang thai đôi

Khi nào bà bầu cần bổ sung vitamin tổng hợp?

Hợp lý nhất, mẹ nên bổ sung viên vitamin từ trước khi mang thai, vì như vậy sẽ đảm bảo cung cấp lượng axit folic cần thiết cho cơ thể.

Thông thường, mẹ bầu có thể tiếp tục duy trì việc uống vitamin trong suốt thai kỳ và duy trì đến tận khi cho con bú, vì đây đều là những giai đoạn quan trọng cần bổ sung nhiều dinh dưỡng và có thể chế độ ăn hàng ngày không thể đáp ứng toàn bộ. Đặc biệt, nếu mẹ bất đắc dĩ rơi vào tình huống phải kiêng khem quá mức sau sinh, việc bổ sung các viên vitamin là một lựa chọn thông minh để phòng tránh thiếu chất.

Vitamin và khoáng chất từ thực phẩm tự nhiên là tốt nhất trong chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu. Tuy nhiên, thông qua việc chế biến và sử dụng sẽ khiến cho cơ thể không hấp thụ trọn vẹn hết vitamin.

Chính vì vậy, sử dụng thêm vitamin thổng hợp giúp đảm bảo lượng vitamin cần thiết cho cơ thể để duy trì sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện cho thai nhi.

Thời điểm trong ngày thích hợp nhất để mẹ bổ sung vitamin tổng hợp là trong hoặc sau bữa ăn sáng. Lúc này hàm lượng các chất béo trong bữa ăn của mẹ bầu sẽ giúp các vitamin, khoáng chất tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K… được hấp thụ tốt nhất.



Buổi sáng là thời điểm thích hợp để hấp thu dưỡng chất từ các loại vitamin tổng hợp

Đồng thời, uống vitamin tổng hợp vào buổi sáng cũng có thể giúp mẹ bầu gia tăng năng lượng để bắt đầu một ngày làm việc mới thật vui khỏe, thoải mái.

Cần lưu lý khi uống vitamin tổng hợp cho bà bầu phải theo những khuyến cáo của bác sĩ. Nếu thấy các vấn đề như dị ứng, tương tác thuốc kém… cần thông báo lại ngay.
Vitamin và khoáng chất nào cần thiết cho thai kỳ?

Acid folic: Acid folic cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào và cần cho sự hình thành của tế bào máu. Phụ nữ mang thai cần 400 mcg/ngày, gấp đôi người bình thường, để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi.

Sắt: Sắt là thành phần cấu tạo không thể thiếu của máu, chất sắt để tạo ra hemoglobin, một phần của các tế bào máu đỏ giúp mang ôxy đến nuôi dưỡng thai nhi.

Canxi: Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng của trẻ sơ sinh. Đối với mẹ bầu, thiếu canxi có thể bị đau mỏi xương khớp, chuột rút, trường hợp nặng có thể co giật do hạ canxi máu.

Vitamin D: Đây là chất rất cần thiết cho sự hấp thu canxi và phosphor, góp phần vào cấu tạo xương. Mẹ cần được cung cấp đủ viamin D trong nếu không thai em bé sơ sinh sẽ bị thiếu hụt dưỡng chất này

Nguyên tắc bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu "tốt mẹ, khỏe con"



Trong quá trình mang thai, chắc hẳn các bà bầu sẽ xây dựng cho mình một chếđộ ăn uống dinh dưỡng để đảm bảo đủ chất cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trong thức ăn sẽ không đầy đủ tất cả các vitamin cần thiết cho phụ nữ có thai. Bởi vậy, việc bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu sẽ giúp mẹ cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết trong thai kỳ. Vậy loại vitamin tổng hợp cho bà bầu nào tốt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.





Tại sao phải bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu?

Những sản phẩm vitamin tổng hợp có thể được bổ sung vào trước, trong hoặc sau thai kỳ, khi cơ thể mẹ đứng trước những nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng hoăc cần chuẩn bị cho việc mang thai và nuôi dưỡng bé sơ sinh.

Hợp lý nhất, mẹ nên bổ sung viên vitamin từ trước khi mang thai và có thể tiếp tục duy trì việc uống vitamin trong suốt thai kỳ và duy trì đến tận khi cho con bú, vì đây đều là những giai đoạn quan trọng cần bổ sung nhiều dinh dưỡng và có thể chế độ ăn hàng ngày bà bầu không thể đáp ứng toàn bộ.




Việc sử dụng các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu sẽ không thể thay thế hoàn toàn chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nhưng chúng giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất do nhu cầu dinh dưỡng trong suốt thai kỳ tăng cao. Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ vitamin trước khi sinh giúp giảm thiểu nguy cơ sinh non và tiền sản giật.

Thành phần chủ yếu trong vitamin tổng hợp cho bà bầu


Vitamin tổng hợp cho bà bầu bao gồm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết như sắt, canxi, omega 3, vitamin A, D, E, C, B,…

DHA/EPA

Đây là hai acid béo chưa bão hòa thuộc nhóm Omega 3, tham gia vào thành phần cấu tạo cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Bổ sung DHA và EPA trong thai kỳ giúp thai nhi phát triển trí não tốt hơn, cải thiện chức năng nhận thức ở trẻ, giảm nguy cơ sinh non và trầm cảm ở thai phụ.

Acid folic

Axit folic (vitamin B9) là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh.

Sắt

Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là rất lớn trong đó thiếu sắt là nguyên nhân chủ yếu, điều này dẫn đến làm tăng nguy cơ sinh non, tỷ lệ trầm cảm ở mẹ và tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

Sắt rất quan trọng cho việc vận chuyển oxy trong máu, là nguyên liệu cho sự tổng hợp hemoglobin – thành phần của hồng cầu. Vì trong suốt thời gian mang thai, tổng lượng máu của thai phụ có thể tăng đến gần 50% nên nhu cầu sắt tăng lên đáng kể.

Canxi và vitamin D

Canxi rất cần thiết trong thai kỳ vì nó là vật liệu chủ yếu giúp hình thành và phát triển hệ xương, răng chắc khỏe cho thai nhi. Bổ sung canxi giúp làm giảm rối loạn tăng huyết áp khi mang thai và nguy cơ tiền sản giật, hạn chế quá trình loãng xương sau sinh cho bà bầu.

Nên kết hợp bổ sung canxi với vitamin D, giúp làm tăng hiệu quả hấp thu canxi vào xương, răng. Vitamin D cũng giúp tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ phát triển thị lực và giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non.

Magie

Là một khoáng chất liên quan đến hàng trăm phản ứng hóa học trong cơ thể, nó đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch, cơ bắp và thần kinh.

Thiếu Magie trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp mạn tính và chuyển dạ sớm.

Vitamin A

Một loại vitamin quan trọng với sự phát triển thị lực của thai nhi và chức năng miễn dịch. Bổ sung quá mức vitamin A làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và tổn thương gan.

Ngoài các thành phần chủ yếu trên, vitamin tổng hợp cho bà bầu còn có chứa các vitamin và khoáng chất khác như vitamin C, E, kẽm, đồng, iod,… cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Một số lưu ý mẹ cần ghi nhớ khi sử dụng vitamin tổng hợp cho bà bầu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bà thai nhi



Mẹ nên bổ sung viên vitamin từ trước khi mang thai và có thể tiếp tục duy trì việc uống vitamin trong suốt thai kỳ và duy trì đến tận khi cho con bú, vì đây đều là những giai đoạn quan trọng cần bổ sung nhiều dinh dưỡng và có thể chế độ ăn hàng ngày bà bầu không thể đáp ứng toàn bộ.
Cần bổ sung acid folic trước khi mang thai. 

Không nên uống sắt và canxi cùng một lúc mà nên chia ra uống canxi trong khoảng thời gian từ trước lúc đi ngủ tới sáng sớm hôm sau và uống sắt vào buổi chiều.
Chú ý đến thành phần và nguyên liệu của vitamin tổng hợp để chọn được loại viên uống tổng hợp tốt và phù hợp nhất cho từng bà bầu. 

Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến nguồn nguyên liệu sản xuất phải sạch, an toàn, không chứa các chất gây biến đổi Gen.

Hãy nhớ rằng, việc bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu là điều hết sức cần thiết, giúp đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi và thai phụ trong suốt thời gian mang thai. Đảm bảo một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh kết hợp bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tạo điều kiện tốt nhất giúp con yêu phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Lựa chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu sao cho đúng

Trong thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của người phụ nữ tăng lên rất cao, chế độ dinh dưỡng hằng ngày không thể đáp ứng đủ. Để phòng chống các bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai cũng như các dị tật ở thai nhi do thiếu vitamin thì việc bổ sung các loại viên uống tổng hợp là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, lựa chọn viên uống vitamin tổng hợp sao cho đúng lại là câu hỏi không dễ có câu trả lời.

Tại sao phải bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu


Sự phát triển của y học ngày càng chứng minh rằng việc bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu là hết sức cần thiết bởi với chế độ dinh dưỡng hằng ngày, mẹ bầu rất khó có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi, ngay cả khi chế độ ăn của mẹ đã cân đối và đa dạng. Dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh khi mang thai là điều kiện tiên quyết để thai nhi phát triển khỏe mạnh cũng như giúp giảm thiểu nguy cơ sinh non và tiền sản giật. Việc bổ sung vitamin tổng hợp không thể thay thế hoàn toàn chế độ dinh dưỡng hằng ngày nhưng lại là yếu tố quan trọng đảm bảo mẹ bầu và thai nhi không gặp tình trạng thiếu hụt dưỡng chất trong suốt thai kỳ.


Hiểu đúng về vitamin tổng hợp cho bà bầu


Thuốc bổ cho bà bầu hay vitamin tổng hợp cho bà bầu là thuốc hoặc thực phẩm bổ sung với thành phần chính bao gồm các vitamin, khoáng chất và các acid béo thiết yếu cho mọi hoạt động sống của con người. Viên uống tổng hợp có công thức và hàm lượng dưỡng chất được nghiên cứu dựa trên nhu cầu và thể trạng người phụ nữ mang thai.

Hiểu đúng hơn, vitamin tổng hợp cho bà bầu theo cách gọi hiện nay chưa hoàn toàn chính xác vì bản chất các viên tổng hợp dành cho bà bầu thường bao gồm cả các chất khoáng và acid béo thiết yếu.
Thành phần vitamin tổng hợp bà bầu cần lưu ý

Có ba loại dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong thai kỳ là acid folic, sắt và Canxi tuy nhiên hầu hết phụ nữ mang thai không bổ sung đủ từ nguồn thức ăn.

Acid Folic


Acid Folic (vitamin B9) là một vitamin thuộc nhóm B. Bổ sung đủ Acid Folic giúp giảm tới 73% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi như nứt cột sống hay thai vô sọ. Acid Folic cũng giúp giảm nguy cơ mắc một số vấn đề khác như tiền sản giật, dị tật tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch. Theo các chuyên gia, việc uống bổ sung acid folic trước khi có bầu 1 năm và trong suốt thai kỳ giúp giảm thiểu nguy cơ sinh non.

Sắt


Sắt là thành phần chính cấu tạo nên hồng cầu, loại protein có tác dụng vận chuyển oxy tới nuôi các tế bào trong cơ thể. Thiếu sắt, mẹ bầu và thai nhi có nguy cơ thiếu máu, lượng oxy cơ thể nhận được không đủ dẫn đến chậm phát triển, ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động chức năng của cơ thể trẻ sau này. Viên tổng hợp cho mẹ bầu thường sẽ có hai dạng công thức khác nhau: một dạng trong công thức sẽ chứa nhiều sắt dành cho mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng kém cân đối, dạng còn lại dành cho người trong chế độ dinh dưỡng đã đầy đủ và đa dạng các loại thức ăn.

Canxi


Canxi khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần lượng canxi gấp 2 lần bình thường, canxi giúp trẻ phát triển hệ xương, răng cũng như hệ thần kinh, đặc biệt là cơ tim. Trong khi đó, với mỗi viên thuốc bổ tổng hợp thông thường chỉ chứa 100 – 200 mg so với nhu cầu của phụ nữ có thai là 1000mg/ ngày. Một trong những nguyên nhân khiến hàm lượng canxi trong viên uống tổng hợp không cao vì canxi là khoáng chất rất có sẵn trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Một số thực phẩm giàu canxi có thể kể đến gạo, ngũ cốc, rau xanh, thịt và cá. Đặc biệt là các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua, sữa tươi..



Ngoài ra, nếu lo lắng trong chế độ ăn không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, hãy tham khảo bài viết tại đây

Bổ sung vitamin tổng hợp thế nào mới đúng cách


Theo các chuyên gia, thời gian bổ sung vitamin tổng hợp thích hợp nhất là trước khi mang thai 3 tháng, trong thời gian mang thai và cho con bú.
  • Trước khi mang thai 3 tháng: đây là giai đoạn nền tảng tạo tiền đề cho cơ thể mẹ nhằm đảm bảo trẻ không bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng nhất là acid folic trong giai đoạn 8 tuần đầu tiên của thai kỳ.
  • Trong thời gian mang thai: là giai đoạn đặc biệt quan trọng. Lượng dinh dưỡng trẻ nhận được trong 9 tháng thai kỳ sẽ quyết định toàn bộ sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ suốt cuộc đời. Đây cũng là giai đoạn cơ thể mẹ cần tích lũy sức khỏe và thể trạng cho hành trình mang nặng và sẵn sàng vượt cạn.
  • Giai đoạn cho con bú: Sau hơn chín tháng mang nặng đẻ đau, những tháng ngày nuôi con là cuộc hành trình mới. Lúc này, dinh dưỡng trẻ nhận được hoàn toàn từ sữa mẹ. Vitamin và khoáng chất từ mẹ giúp trẻ có những bước phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần trong 2 năm đầu đời.

Khi lựa chọn thuốc bổ bà bầu cần lưu ý


Lựa chọn loại viên uống tổng hợp cho bà bầu đủ các loại vitamin, acid folic và acid béo phù hợp với giai đoạn mang thai, tình trạng sức khỏe của mẹ. Đặc biệt, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra.

Không lạm dụng viên uống bổ sung: Vitamin tổng hợp không phải uống càng nhiều càng tốt cũng như không thể thay thế được một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Hãy dùng theo liều lượng được hướng dẫn và không tự ý bổ sung thêm trừ khi nhận được chỉ định của bác sĩ..

Có những dưỡng chất hay chất khoáng nếu bổ sung đồng thời sẽ làm giảm khả năng hấp thu. Ví dụ: Khi bổ sung đồng thời canxi và sắt dẫn đến sự giảm hấp thu sắt. Vì vậy, bà bầu nên tách biệt thời gian uống sắt và canxi, sữa hay thực phẩm giàu canxi.

Lưu ý lựa chọn các sản phẩm được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không nên sử dụng các sản phẩm là hàng xách tay, trôi nổi không rõ nguồn gốc.